Thứ Năm 1/5/2025 -- 4/4/2025 (Âm lịch) -- 2569 (Phật lịch)
Cái tôi hoàn lại đất trời, trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh. Chẳng rời trước mắt thường lặng trong, Còn tìm liền biết anh chưa thấy

Trăng thu

Thầy Tâm Hạnh giảng.

Hôm nay là ngày mười bốn tháng tám, gần tới ngày rằm Trung thu, mà Trung thu thì mọi người thường nói về trăng. Trong nhà Phật cũng thường dùng vầng trăng để nói lên đạo lý theo hai chiều, chiều thuận và chiều nghịch. Nói về vầng trăng theo chiều thuận nghĩa là sao? Là dùng vầng trăng để chỉ cho ánh trăng chân thật nơi mỗi người, còn chiều nghịch là quên đi vầng trăng nơi chính mình mà theo ánh trăng bên ngoài. Hôm nay nhân ngày Trung thu, chúng ta cùng nhau xem lại từ chư Phật đến các vị tổ sư và các bậc cổ đức đã dùng vầng trăng để nói lên đạo lý như thế nào, và chúng ta nên vui với vầng trăng nào thì tốt. Cho nên đề tài nói chuyện với quý Phật tử hôm nay là “Trăng thu”.

Xem tiếp...

Vesak-Tam Hợp

TT.Thích Tâm Hạnh

Kỷ niệm đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đản sanh, thành đạo và nhập Niết-bàn, hợp lại thành đại lễ long trọng được tổ chức cùng một lúc, gọi là tam hợp. Vậy thì ba nhân duyên trọng đại trong cuộc đời đức Phật đã thị hiện cùng hợp lại ở đâu, dung hội như thế nào? 

 

Xem tiếp...

Bài học từ cuộc đời Đức Phật

I. BA CÁCH CÚNG DƯỜNG.

Hôm nay, nhân mùa Phật Đản, quý phật tử đạo tràng Trúc Lâm Sen Trắng Đà Nẵng trở về Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã tu tập hai ngày một đêm. Đêm rồi quý vị đã được tụng kinh, ngồi thiền. Khuya nay quý vị cũng đã ngồi thiền rồi và mới tụng kinh Lễ Phật Đản xong. Bây giờ đến thời sinh hoạt đạo lý. Ngày lễ Phật Đản, chúng ta cúng dường Đức Phật theo mấy cách? Kỷ niệm mừng ngày Đức Phật giáng sanh, chúng ta có rất nhiều cách để cúng dường lên Ngài. Cụ thể, trong Kinh dạy chúng ta có ba cách cúng dường.

Xem tiếp...

Đức Phật Ra Đời

TT.Thích Tâm Hạnh

Đức Phật ra đời, sự giác ngộ xuất hiện

Lễ Phật đản là lễ kính mừng ngày Đức Phật ra đời. Cụ thể là hàng năm, vào ngày trăng tròn của tháng Tư, mỗi người con Phật đều làm lễ kỷ niệm mừng ngày chào đời của thái tử Sĩ-đạt-ta. Sau này lớn lên, thái tử đã xuất gia tu hành chứng đắc đạo quả, trở thành một vị Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Ai ai cũng có ngày sinh, nhưng tại sao ngày sinh của vị thái tử này lại được nhân loại chú trọng và biến thành cả tuần lễ hội trọng đại? Sự kiện này đã hơn 2.560 năm, nhưng tại sao cho đến nay mọi người vẫn còn tôn vinh? Bởi đây là sự xuất hiện của một Đấng Giác ngộ, đem ánh sáng giác ngộ soi sáng cõi mê lầm. 

Xem tiếp...

Mùa Phật Đản An Lành Trước Mùa Dịch

 TT.Thích Tâm Hạnh

I. DẪN NHẬP.    

Nhân loại đang đối diện và gánh chịu đại dịch Corona (nCoV, Covid-19, SARS-CoV-2). Con người vẫn phải vận hành để duy trì sự sống. Song song với những sinh hoạt tối thiểu thường ngày, mỗi người cũng phải có cách sống chung với dịch bệnh, phải biết cách đề phòng và ngăn ngừa, không để dịch bệnh lây nhiễm. Do đó, xã hội đang phải sống “Bình thường mới”. Mùa Phật Đản, Phật lịch năm 2564 – Dương lịch năm 2020 đã về trong một bối cảnh như thế. Chúng ta đón Phật Đản phải phù hợp với tình hình mới. Do đó năm nay đã có một mùa Phật Đản đặc biệt, bình thường mới.

Xem tiếp...

Thông điệp Đức Phật ra đời

I. TIN VUI CHO THẾ GIAN

Theo lịch sử, đức Phật Thích Ca Mâu hiện thân thành Phật nơi cõi đời này, là một con người lịch sử thật sự. Ngài đản sinh nơi vườn Lâm-tì-ni (hiện ở xứ Né pal) cha là vua Tịnh Phạn, mẹ là hoàng hậu Ma-da. Điểm nổi bật trong buối sáng hôm ấy là, Ngài đi bảy bước, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, nói to lên như tuyên bố với thế gian :

 

Thiên thượng thiện hạ             Trên trời dưới đất
Duy ngã độc tôn                       Chỉ ta tôn nhất

 

Xem tiếp...

Không Chỉ Là Xuân Của Đất Trời

 

TT.Thích Tâm Hạnh

Xuân chưa trọn vẹn

Mỗi độ xuân về, lòng người hân hoan, phấn khởi. Chúng ta thêm một lần nữa được tươi vui, đắm mình trong sắc hương của đất trời tinh khôi, tươi sáng. Mỗi người được thêm một tuổi, nhưng cũng có nghĩa đã bị bớt đi một năm thọ mạng để sống, không khỏi thoáng buồn. Một mùa xuân về với tâm trạng buồn vui lẫn lộn, hẳn là tận trong sâu thẳm mỗi người sẽ chưa thể yên.

Xem tiếp...

Rắn Chết - Rắn Sống

 

TT.Thích Tâm Hạnh - TVTL Bạch Mã

Thiền sư Hổ Khưu Thiệu Long, đời thứ 12 tông Thiền Lâm Tế. Sư  thượng đường dạy chúng xong, cầm gậy vạch một lằn nói: “Rắn chết trên đường chớ đập chết, giỏ tre không đáy bỏ mang về.” Là ngài muốn chỉ bày việc gì?

 

  

Xem tiếp...

Ngày Tết Mùa Xuân

 TT.Thích Tâm Hạnh

Đứng trước sự kết thúc một đời người, con người ta thường nhìn lại và thấy ra nhiều điều. Đợi đến khi kết thúc một cuộc đời mới hay ra thì quá muộn. Hôm nay, kết thúc một năm, qua đi một tuổi sống thọ của mỗi người, đêm Giao thừa, Tất niên, không ai bảo ai, nhưng trong thâm tâm mỗi người bỗng nhiên tự nhìn lại mình, hay ra được nhiều điều cao quý. Sáng mai mùng một Tết, cái gì cũng mới mẻ, mỗi người bắt đầu một cuộc sống mới tốt đẹp hơn cho đời mình.

Xem tiếp...

Nhàn

TT.Thích Tâm Hạnh

Trong lần tọa đàm khoa học, một vị giáo sư chủ tọa đã đặt vấn đề với tôi: “Chư vị tu hành đắc đạo ngày xưa giúp đỡ cuộc đời sao mà nhàn quá. Bây giờ thì quá vất vả. Nhiều việc, lắm chuyện, có khi gõ cửa từng nhà để giúp đỡ cũng chưa chắc đã được đón nhận, cảm thông. Thầy nghĩ thế nào?”.

Xem tiếp...

Gá thân mộng
Dạo cảnh mộng
Mộng tan rồi
Cười vỡ mộng

Ghi lời mộng
Nhắn khách mộng
Biết được mộng
Tỉnh cơn mộng

HT Thích Thanh Từ
a

Bài đọc nhiều nhất

Thống kê truy cập

1937960
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
1190
2979
25144
1888914
1190
149202
1937960