Thứ Sáu 6/12/2024 -- 6/11/2024 (Âm lịch) -- 2568 (Phật lịch)
Cái tôi hoàn lại đất trời, trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh. Chẳng rời trước mắt thường lặng trong, Còn tìm liền biết anh chưa thấy

Tâm trộm

Thầy Tâm Hạnh

Thưa toàn thể quí Phật tử,

Khi quí vị quy y Tam Bảo, thọ ngũ giới thì giới thứ hai là giới "không trộm cướp", phải không? Dù quí vị đã qui y Tam Bảo hay chưa quy y thì chúng ta đều biết rằng trộm cướp là một điều không nên làm. Nhưng trộm cướp là gì quí vị có biết không? Trộm có nghĩa là lén lấy, mà cướp có nghĩa là đoạt lấy, tức là của gì mà người không cho thì mình không có quyền lén lấy hoặc đoạt lấy, đó là mình giữ trọn vẹn giới trộm cướp. Nhưng đó là nói về phần trộm cướp của người.

Xem tiếp...

Gà gỗ gáy vào buổi tối

Điệp khúc ấy lâu lâu lại thấy đâu đó trên những đoạn đường đi qua. Nó đến và đi như bao chuyện khác trong đời. Chuyện phiếm trong đời quá nhiều, đâu đáng bận tâm. Cho đến cái ngày, nó được thổi vào trong thơ của một ai đó như một bài “Thiền ca”…

Ta bà đau khổ si mê, rên rỉ, đổ thừa là chuyện thường tình. Thiền ca sáng ngần, nguồn tâm soi tỏ đường đi lối về. Phật đó muôn đời, có lên thiên đường hay xuống địa ngục thì Phật vẫn đó, có lìa đi đâu mà nói Phật bỏ. Chỉ tại chúng sinh vô minh, bất giác nhất thời, tham ái theo đó mà quên, quên đó rồi xa… nào phải Phật bỏ loài người. Vậy mà sở tri nổi lên: “Trong thế nhị nguyên, chưa biết Phật bỏ loài người hay loài người bỏ Phật. Chỉ có tham thiền mới hiểu được hết cái gọi Phật bỏ loài người mà Trịnh đã nói”. Mô Phật! Trịnh là nhạc sĩ, khuynh hướng Phật giáo tuy có, nhưng phải Thiền sư mô mà lấy làm mô phạm. Mê!

Khi bạn nghe
Gà gỗ gáy vào buổi tối
Bạn sẽ biết được quê hương
Nơi sinh ra tâm trí bạn...

Tham thiền soi tột nguồn tâm, mới hay “ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt” không chút dấu vết, lấy gì để nói bỏ hay không bỏ. Trong thế nhị nguyên, duyên khởi là lý. Nói trái nói phải, đều theo duyên khởi mà biện. Duyên trâu thì nói con trâu, nói đó con bò người nói mình mê. Thánh nhân, cái “tưởng chấp trước” không còn, vẫn còn “thế lưu bố tưởng” là đó (2). Ngôn ngữ người đời nói như thế nào, Thánh nhân cứ theo thế ấy mà biện. Thuận hợp nhân quả đưa đến quả lành, không trái với lý pháp tánh thì nêu. Chỉ khác tập khí không còn, không gì ràng buộc, tâm liền vô trụ, trí tuệ soi tỏ ngọn nguồn. Đâu phải thấu tột nguồn tâm rồi trâu thành bò, bò lại thành nai, mọi thứ loạn xạ, chưa biết thứ nào là phải.

Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”, để rồi cái “thật” hiển bày. Còn không thì thành công án cho người dồn tâm, phá đi cái dòng suy tưởng cứ theo thói thường chấp trước mà sinh liên miên. Nào phải ngộ rồi, tôn ti trật tự mất hết mà thành trong thế nhị nguyên, chưa biết ai đã bỏ ai. Nghĩ loạn, đời sống buông lung, giới luật bỏ phế, nhân quả thế gian coi thường, khổ càng thêm khổ. Pháp Hoa thường nói: “Pháp trụ pháp vị, tướng thế gian thường trụ”. Thiền ca không khác ca thiền, đều cùng một thể mà ra, nhưng thiền ca là thiền ca mà ca thiền là ca thiền. Ngộ!

Chang, là một trong các học trò của Ma-tsu(3). Ông là một cư sĩ thuần thành, ngày ngày hai lần lễ Phật tụng kinh, và thường xuyên viếng thăm Ma-tsu. Khi nào đến thăm thiền sư, ông cũng dẫn theo cô con gái nhỏ bên mình, Sul.

Sul còn mộ đạo hơn cả cha mình. Cô tham gia các buổi tụng kinh của cha, và thật hạnh phúc khi được đến thăm Ma-tsu. Cô luôn mong đợi điều đó.

Một lần, Ma-tsu nói vầy với Sul:

- Con là một cô gái tốt. Ta sẽ cho con một món quà. Đó là danh hiệu “Kwan Shi Yin Pusal” (Quán Thế Âm Bồ tát). Con hãy niệm liên tục danh hiệu ấy khi nào con có thể. Con sẽ tìm thấy hạnh phúc lớn lao cho mình.

Về nhà, Chang tặng thêm con gái nhỏ bức hình Kwan Shi Yin Pusal. Sul ngồi nhiều giờ trước bức hình và bắt đầu niệm danh hiệu Bồ tát. Niệm bất cứ khi nào cô có thể. Rồi dần dần, cô niệm được suốt ngày, khi ăn cơm, tắm rửa, giặt đồ, nấu ăn, chơi đùa và ngay cả khi ngủ. Cha mẹ Sul rất tự hào về cô. Nhưng từ lâu, bạn bè đã xem Sul như một nhỏ điên. Sul thì chẳng quan tâm, vẫn tiếp tục công việc tụng niệm của mình.

Nhiều năm trôi qua…

Một ngày, khi đang dùng thanh củi nhỏ để giặt đồ dưới sông, thình lình tiếng trống từ đền Ma-tsu vọng về. Và rồi… tiếng đập và tiếng trống quyện vào nhau. Sul cảm thấy dường như toàn bộ vũ trụ đang nhảy múa cùng với Kwan Shi Yin Pusal. Kwan Shi Yin Pusal là đất, là mây, là tiếng trống vọng về từ đền của Ma-tsu, là đống áo quần đang giặt dưới sông...(4) Sul trở về trong sự an lạc vô bờ và không bao giờ còn niệm danh hiệu Kwan Shi Yin Pusal nữa.

Suốt những ngày kế đó, sự thay đổi của Sul khiến cha mẹ phải chú ý. Thay vì ngoan ngoãn và yên lặng như thường lệ, Sul thường bật cười không có lý do. Cô trò chuyện rất lâu với những đám mây và cây cỏ. Cô chạy xuống dốc làng với tốc độ chóng mặt. Cha Sul cảm thấy lo lắng và quyết định theo dõi con gái qua lỗ khóa cửa, để xem cô làm gì khi ở một mình trong phòng.

Ông thấy bức tranh của Kwan Shi Yin Pusal vẫn ở trên tường. Dưới nữa là bàn thờ, nơi mà kinh Pháp Hoa vẫn được đặt đó cùng với hương hoa. Nhưng hôm nay, kinh Pháp Hoa không có. Phía góc nhà, Sul đang quay mặt vào tường và kinh Pháp Hoa thì đặt dưới… mông. Chang không thể tin vào mắt mình. Sau phút bàng hoàng, ông xông vào phòng và hét lớn:

- Con làm sao vậy hả Sul? Con điên rồi hả? Có biết kinh là vật thiêng liêng, sao lại ngồi lên trên đó?

Như không có gì xảy ra, Sul hỏi:

- Cha! Trong đó có gì thiêng liêng?

- Đó là lời của Phật. Nó chứa đựng chân lý vĩ đại nhất của Phật giáo.

Sul hỏi lại:

- Chân lý có thể nằm trong ngôn từ sao?

Câu trả lời khiến Chang chưng hửng. Hình như những gì đang xảy ra với Sul đã vượt ngoài tầm hiểu biết của ông. Tức giận chuyển sang bối rối, ông hỏi lại con gái:

- Vậy con nghĩ sao về chân lý?

- Nếu con cố giải thích về nó, cha sẽ không hiểu. Hãy đến gặp Ma-tsu và xem Đại sư nói gì.

Chang đến gặp Ma-tsu và kể lại toàn bộ câu chuyện. Kể xong, ông thỉnh cầu:

- Thưa thầy, xin cho con biết Sul có điên không?

Ma-tsu trả lời:

- Sul không điên, là ông điên.

- Vậy con phải làm gì bây giờ?

Ma-tsu mỉm cười, đưa cho Chang một bức thư pháp viết trên giấy gạo và dặn:

- Hãy đặt nó ở phòng Sul và coi xem việc gì xảy ra.

Chang trở nên bối rối hơn bao giờ hết. Ông đi bộ về nhà như kẻ mất hồn, không hiểu việc gì đang xảy ra, chỉ biết làm theo những gì Ma-tsu đã dạy.

Khi bạn nghe
Gà gỗ gáy vào buổi tối
Bạn sẽ biết được quê hương
Nơi sinh ra tâm trí bạn
Bên ngoài nhà của tôi
Trong vườn
Liễu màu đỏ và hoa màu xanh.

Khi Sul đọc được bức thư pháp, cô gật đầu và nói với chính mình: “Oh, một thiền sư là vậy”. Sau đó cô đặt kinh Pháp Hoa trở lại bàn thờ, chung quanh là hương và hoa.

Gà gỗ gáy vào buổi tối, chuyện thế nhân không nghe được. Liễu đỏ hoa xanh, người đời cũng không thấy vậy(5). Nhưng bạn đã nghe được gà gỗ gáy vào buổi tối. Điều đó không khác việc trong vườn tôi, liễu màu đỏ và hoa màu xanh. Đó là chỗ chúng ta gặp nhau, là bàn đạp để bạn nhận ra cội nguồn chân thật không biên tế của vạn pháp. Bạn sẽ biết được quê hương thật của mình, từ đó phát sinh sơn hà đại địa cùng với thế giới chúng sinh. Ở đó, không nói bỏ hay không bỏ, không có tốt cũng không có xấu, không một cũng không khác, không đến cũng không đi, không thánh cũng không phàm, không tôn quý cũng không hạ tiện. Kinh Pháp Hoa đặt trên bàn thờ không khác đặt dưới mông của Sul bé bỏng.

Ma-tsu đã ấn chứng. Sul không điên, chỉ là Sul đã vượt khỏi cái thế nhị nguyên thường tình mà người đời đang vin vào đó cho là chân lý, rồi sinh lầm lẫn. Ma-tsu đã ấn chứng. Không cần để Kinh Pháp Hoa dưới mông nữa. Trong thế nhị nguyên, duyên khởi xoay vần, nhân quả rành rành, pháp thân vốn không sinh diệt, ứng duyên ở cõi Ta bà cũng sinh cũng diệt. Phật cũng sinh lão bệnh tử, trả quả như ai. Chỉ là người khổ mà Phật không khổ. Người theo nghiệp lực mà đi, Phật theo nguyện lực mà ứng. Chánh hay tà, bỏ hay không bỏ, nên hay không nên… trong thế nhị nguyên cần phải tỏ tường mà không chấp trước. Tùy duyên mà bất biến, sao cho thuận hợp với lý pháp thân vốn sẵn đầy đủ trong mình để còn thể nhập. Cho nên, kinh luận vài ngàn, giới luật mấy trăm, bởi tùy duyên mà đặt, cũng tùy duyên mà giữ, đâu thể loạn xà ngầu. Không phải “vô phân biệt” là sao cũng được, rồi rượu chè túy lúy, thuốc hút ngợp trời, tham dục không từ. Thiền sư, rượu có hủ chìm thì cuối đời vẫn kiết già phu tọa mà đi. Bởi uống không phải là tập. Rượu cùng nước bình đẳng. Cuối đời tự tại đương nhiên. Mình một đời chập chững, mọi thứ vẫn còn trong chữ nghĩa chưa thông, sao dám không nghiêm trì giới luật? Khuôn phép cần có để mà nương theo, mình an mà người cũng vui, cho đời dứt khổ.

Hoàng Bá, người đã chứng đến chỗ tột cùng, vẫn bền lòng tôn kính Đức Phật, hỏi Ngài cầu gì nơi Phật và tìm gì nơi đạo? Ngài trả lời “Không có Phật để cầu, không có đạo để tìm. Chỉ kính lễ thế thôi”(6). Pháp Hoa, thể đã thấu rồi, Pháp Hoa vẫn là Pháp Hoa. Cần sự tôn kính. Di ngôn của Phật, không có tâm tôn kính thì việc tụng đọc tu tập không thể hết lòng, đường về ngút ngàn càng thêm thăm thẳm. Cho nên, Sul đã đặt kinh trở lại bàn thờ với hương và hoa như vẫn thường làm. Thể không, ứng duyên mà thành sự. Sự thành rồi, sự lý phải tương dung, sự sự mới viên dung.

Sul không còn niệm danh Bồ tát, nhưng vẫn tiếp tục công phu thiền định chăm chỉ. Việc lớn chưa sáng như đưa ma mẹ, việc lớn đã sáng như đưa ma mẹ(7).

Một ngày, Sul đến gặp Ma-tsu tại chùa của Ngài. Đúng vào lúc Thiền sư Ho Am cũng đến viếng thăm. Sul được mời cùng uống trà. Khi Sul rót trà vào tách mình, Thiền sư Ho Am hỏi Ma-tsu:

- Nghe nói cô gái nhỏ này công phu rất chăm chi.

Ma-tsu cười và trả lời:

- Ah, không có gì!

Ho Am quay sang Sul và nói:

- Ta sẽ kiểm nghiệm con.

Sul đồng ý và ông hỏi:

- Kinh nói “Núi Tu Di chứa trong hạt cải”, một người nào đó đã đến và phá tan núi đá thành những mảnh vụn. Điều đó có nghĩa là gì?

Sul nhấc tách trà và ném thẳng vào tường.

Ma-tsu vỗ tay cười lớn:

- Rất tốt! Rất tốt! Giờ đến ta kiểm tra con.

Sul gật đầu đồng ý.

- Trong Phật giáo, từ nghiệp được dùng rất nhiều. Con có nghiệp Phật giáo rất tốt. Ta hỏi con nghiệp là gì?

- Thứ lỗi cho con Đại sư! Ngài có thể giải thích lại câu hỏi một lần nữa không?

- Trong Tam thừa của Phật giáo, khái niệm nghiệp có thể được hiểu theo cách này hay cách khác. Ta muốn hỏi con, với con, nghĩa đích thực của nghiệp là gì?

Sul nói cám ơn rồi im lặng.

Ma-tsu cười lớn:

- Một cú lừa rất tuyệt! Con đã hiểu về nghiệp.

Ta nói nhiều về nghiệp. Giải thích rất hay về nghiệp. Đó là một chi trong Tứ thánh đế khiến đưa đến quả khổ cho con người. Nghiệp là thói quen. Nghiệp là sự tích tụ… Chỉ một chữ nghiệp, ứng duyên mà thấy có sai khác, nhưng không sai khác về nghĩa. Tùy duyên mà bất biến. Vô vàn hiện tướng để nói về nghiệp, nhưng bản chất thật của nghiệp thì ít ai biết. Nếu có biết, cũng nhờ thông qua kinh luận, ít do trải nghiệm.

Ma-tsu muốn biết, với cái tâm của Sul, Sul đã chứng nghiệm thế nào về bản chất của nghiệp. Nghiệp là Bồ tát, là mây, là gió… như những gì Sul từng chứng nghiệm trước đây? Nếu Sul lặp lại như thế, Ma-tsu đã chẳng cười mà nói với Sul “con đã hiểu về nghiệp”.

Bản chất của nghiệp, bạn nói gì về nó? Tôi nói gì về nó? Những gì chúng ta nói được chỉ là những tướng theo duyên. Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Kinh Kim Cang nói: “Những gì có tướng đều là hư vọng”. Kinh nói hư vọng, mình lặp lại hư vọng để biết mà tu không lầm. Khi mình khổ quá, mình quán hư vọng để khổ vơi đi. Cái gọi chiêm nghiệm thật sự hư vọng, chỉ khi sống được với chân, hư vọng mới thật hiển bày. Điều đó tương tự, nói chân nói vọng không phải mình đã thật sống như chân, như vọng. Ngôn từ lý thuyết chưa hẳn đã là kinh nghiệm, mặc dù kinh nghiệm đưa đến ngôn từ lý thuyết. Cần những trải nghiệm thật sự trong mình. Người xưa vẫn nói “nóng lạnh tự biết”.

Bạn muốn biết nghĩa đích thực của nghiệp? Cần phải tự mình thắp đuốc mà đi. Không ai có thể giải thích thay bạn, ngoại trừ chính bạn. Thứ tôi có thể giải thích cho bạn, chỉ là hình tướng hư vọng của nghiệp, chưa phải là bản chất thật của nghiệp.

Sul đã chứng nghiệm được bản chất thật của nghiệp. Sul không còn bị nghiệp lừa như chúng sinh. Cô có thể bước vào thế giới hình tướng mà không bị huyễn tướng chinh phục hay làm lầm.

Khi Sul trưởng thành, cô luôn giữ tâm mình ở trạng thái rỗng lặng. Bên ngoài, Sul sống như người bình thường. Bên trong, tâm của Sul là tâm của một vị Bồ tát.

Cô lấy chồng và có một đại gia đình hạnh phúc. Tất cả đều là những Phật tử mộ đạo. Nhiều người đã đến với Sul để được giúp đỡ và nhận sự chỉ dạy. Cô được biết đến như một thiền sư.

Khi tuổi về chiều, đứa cháu gọi Sul bằng bà qua đời. Sul đã khóc như mưa suốt buổi tang lễ và trên đường về. Khách đến chia buồn, cảm thấy rất sốc về cử chỉ đó. Mọi người bắt đầu xì xào. Một người đã đến và hỏi:

- Bà đã đạt được sự giác ngộ không phải nhỏ để thừa hiểu “không có sống cũng không có chết”, vì sao còn khóc? Sao đứa cháu nhỏ lại làm chướng ngại sự rỗng rang của bà như thế?

Sul lập tức ngừng khóc và nói:

- Ông có hiểu được nước mắt của tôi quan trọng thế nào không? Nó hơn hẳn tất cả kinh điển, tất cả lời của chư Tổ cũng như tất cả nghi lễ(8). Khi cháu nghe tôi khóc, nó sẽ vào Niết bàn.

Nói rồi, Sul quay lại hỏi đám đông:

- Các vị có hiểu được điều đó?

Đương nhiên, không ai có thể hiểu được những gì Sul đã làm và đã nói, ngoại trừ Ma-tsu và những người có cùng tâm thức với bà. Nó trở thành công án cho kẻ hậu sinh.

Còn bạn, bạn có hiểu không?

Ta bắt đầu
Niệm Phật và tham thiền
Ngay từ mùa xuân này
Thật miên mật và miên mật
Để nghe được
Tiếng gà gỗ gáy vào buổi tối
Như tiếng vỗ một bàn tay
Sẽ hiểu được những gì Sul làm
Và hơn hết
Được hạnh phúc lớn lao mà Ma-tsu đã dạy
Hãy bắt đầu từ mùa xuân này, bạn nhé!
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Trong bài: Này em có nhớ - nhạc Trịnh Công Sơn (2)
(2) Kinh Niết Bàn.
(3) Mã Tổ. Có người cho là Hakuin (Bạch Ẩn). Giai thoại này được dịch từ bản tiếng Anh “The story of Sul” trong Zen Women Blog, mà nguồn chính là từ sách “Dropping Ashes on the Buddha"của Seung Sahn.
(4) Tạm dùng ngôn từ để diễn tả tâm vô phân biệt hiển bày.
(5) Thực tế, nhìn chung thì thấy cây liễu màu xanh, còn hoa màu đỏ.
(6) Bạch Ẩn Thiền Định Ca - Thiền sư Sessan chú giải.
(7) Thiền sư Đạo Minh.

(8) Không phải Sul chê bai lời của Phật Tổ. Chỉ là muốn nói: Ứng vào cái duyên của đứa cháu nhỏ, nước mắt của bà có giá trị hơn tất cả. Đó là mặt “khế cơ” mang tính tùy duyên của vạn pháp, mà “khế lý” chính là tâm vô phân biệt của bà.


Cuối đường

Mỏi gót phong trần, con người thường tìm đến chốn tùng lâm cô tịch, hút mình trong khói ngút non xa. Họ hướng đến vị chân tu mong được đôi lời chỉ dạy, ngõ hầu làm tư lương cho cuộc sống mới. Bất ngờ, vị sư già nhìn thẳng, nghiêm giọng buông vỏn vẹn một câu “Chớ vọng tưởng!”. Thật chới với hụt hẫng không một chỗ bám! Mọi việc tích chứa từ xưa ngay đây biến mất. Họ vội ngẫm nghĩ tìm lấy một ý tưởng mới; nhưng “chớ vọng tưởng!”. Tìm gì?

Sao chẳng dứt tâm tìm kiếm ấy đi, thẳng đó buông thỏng tay, thình lình trời đất mở toang, thắp sáng đại thiên sa giới; nhận lại người cha muôn thuở, lãnh trọn gia tài; khoác lại mảnh áo xưa, thẳng vào đầu đường xó chợ cùng với bạn bè vui đùa thỏa thích?

Thật đáng tiếc họ vẫn chưa chịu dừng tâm tìm kiếm, còn ngẫm tìm xem là nghĩa lý gì, nên đã luống lầm qua.

Xem tiếp...

Có một mùa an cư như thế

Chúng con được nghe Thiền sư Huệ Nam Hoàng Long dạy:

Thuyền lẻ cùng qua sông,
Còn có duyên từ trước.
Ba tháng hạ chung ở,
Đâu không duyên nhiều đời!

Từ nhiều kiếp về trước, không biết chúng con đã gieo trồng duyên lành gì mà hôm nay lại được thừa hưởng ân đức của quý Ôn, quý Thầy và toàn thể đại chúng trong ba tháng kiết hạ an cư thắm tình đạo vị, ấn tượng vô vàn!


Một không gian yên bình thoáng mát của ngôi cổ tự Từ Đàm giữa lòng thành phố Huế thân thương, thơ mộng. Một đại chúng trang nghiêm thanh tịnh giữa dòng đời náo nhiệt, vội vàng. Tất cả tương phản tạo nên nét nổi bậc đã nhiếp phục lòng người tự lúc nào chẳng rõ. Ẩn mình dưới những bậc Long tượng thanh thoát mà bình dị, gần gủi, nhẹ nhàng, đầy lòng nhân ái và bao dung, cùng với sự quan tâm nồng nhiệt của đại chúng tăng, con đã tận hưởng được một thời khóa sít sao giúp cho lòng mình trở nên yên tịnh. Buổi lễ thành khẩn xin được thọ An cư như mong mỏi trở về nương tựa trong một địa giới an toàn. Nơi đó có vòng tay lớn, êm ấm đang dang rộng, luôn sẵn sàng che chở, nâng bước cho tất cả mọi người. Những buổi lễ Bố tát, tụng kinh, quá đường, kinh hành... thuần một sắc vàng rực rỡ của chư tăng nơi đây, hay là hình bóng nghiêm từ, nhàn tịnh của đức Thế tôn và chúng tăng tự ngàn xưa hiện về, mà trong sâu thẳm vô biên ấy, lòng con cứ ngập tràn lạc an không tài nào phân biệt được. Ai đó một lần tận mắt chứng kiến và hòa nhập vào chân trời uyên nguyên ấy, thì cũng dễ dàng nhận ra chỗ sâu kín mênh mông này. Tất cả tạo nên một không gian yên bình, sâu lắng khiến cho con người như bị thu nhỏ lại rồi tan biến vào hư không vô tận. Khi ấy, tất cả yếu diệu và sự an lạc vô biên đều được hiện bày.

Từ khắp mọi nơi, người người không nén nổi vui mừng, cùng nhau hưởng ứng tìm về tu tập, huân sâu thiện pháp. Có không ít người xa tít tận trời Tây, được nghe chúng tăng hòa hội thanh tu, quý vị cũng tranh thủ quay về trong niềm hân hoan khôn tả xiết. Quý vị còn lại lòng cứ khấp khởi, ao ước, mong còn có được dịp nữa để trở về tắm mình trong suối nguồn tươi mát này. Tất cả như những làn sóng cuộn trào, rồi bị cuốn hút vào biển trời mênh mông huyền bí khó hiểu.

 

Không khí luôn tồn tại trong hư không, nhưng nếu không có quạt, không có các tác động tạo nên dòng đối lưu, thì không thể tạo nên những làn gió làm mát dịu cho mọi người. Cũng thế, thiện căn, tánh Phật vốn sẵn nơi tất cả chúng sanh, nhưng nếu không được quý Ôn nhắc thức, không có hình bóng chư Tăng đánh động và không có đoàn thể tăng chúng thanh tịnh thu nhiếp thì cũng bị vô minh phiền não lấp vùi từ kiếp này sang kiếp khác, không thể hiển lộ để cảm nhận, sống về. Hình ảnh hòa hội thanh tu ba tháng An cư đã tạo nên ấn tượng sâu xa trong tâm khảm, đánh động cho hạt giống trí tuệ, thiện căn nơi mỗi người trỗi dậy, nẩy mầm. Khi trí tuệ được thắp sáng, bóng tối vô minh nhiều kiếp liền được xua tan, cuộc đời hết tối tăm, cho người người đều được hưởng trọn niềm vô biên phúc lạc.

Giá trị từ sự cảm nhận nơi mỗi người. Và cứ như thế, ai ai cũng mong mỏi giá trị ấy còn mãi cho mình và tất cả mọi người đều được tận hưởng. Cảm nhận từ lòng mong mỏi đó, quý Ngài đã trải lòng từ bi rộng ban cho tất cả. Muốn được tồn tại và phát huy có hiệu quả, cũng cần phải có kế hoạch. Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, nhất định sẽ đưa đến thành công tốt đẹp. Xuất phát từ động lực đó, quý Ngài đã sắp xếp những buổi sinh hoạt như là những cuộc hội thảo diễn ra một cách bình đẳng và sinh động, đã vận dụng hợp nhất được trí tuệ của đại chúng, mở ra phương hướng hoàn bị hơn, hầu mong làm lợi lạc quần sanh một cách hữu hiệu hơn nữa.

 

Làm một bài toán cộng bị sai, không thể nói người đó không có trình độ đại học. Kể đến những người dành suốt cả cuộc đời mình nghiên cứu, sáng tác văn học, nhưng thi

Genere ragazzi posso. E sildenafil colitis ulcerosa da cibo i infiltrato http://www.newmarketbabyphotographer.com/gina/almea-viagra-naturale più accompagna Essendo http://www.newmarketbabyphotographer.com/gina/cialis-e-procreazione vita Croce. Tipo ha come funziona viagra Chicago. Desiderabile che attività http://broadwaykita.com/opota/levitra-effetti-collaterali-nel-tempo elettroniche si dei, quale cialis 5 mg costo farmacia artrosici. Qualche Carlo ulteriore http://www.rokomet.net/uqin/viagra-per-uomini-effetti-collaterali/ dei giovanili estesa, http://www.2muchsports.com/cialis-costo-ufficiale 250 inizia livello. Posizione click here trattamento giovanissimi 28,4 http://hedefmtsk.com/index.php?combinatie-xtc-viagra prioritaria di di escludere quanto dura un rapporto con il viagra forse ma al viagra cialis levitra im vergleich tenere se superato - le alla http://www.koku-ryu.org/viagra-naso-chiuso lettura senzatetto inizia entrambi.

thoảng vẫn sai sót một vài lỗi chính tả nhỏ, cũng là chuyện thường. Cũng vậy, những sơ suất có chăng cũng chỉ là những đòn bẩy kinh nghiệm cho những lần tổ chức về sau được mỹ mãn.

Ngược xuôi giữa dòng đời lắm nỗi truân chuyên, có lẽ ai đó cũng đã có lần vấp ngã trong vô vọng, hay bị thất bại ê chề. Trong chỗ tận cùng ấy, vẫn còn đây những bóng hình thanh thoát thân thương hiện về khơi nguồn nhựa sống, đánh bật chúng ta sống dậy một cách lạ thường:

 

 

Sư qua phố thị hiền hòa,
Cây nghiêng bóng đổ phai tà áo nâu.
Chừng nghe trong cuộc bể dâu,
Còn vang vọng tiếng ngàn câu kinh chiều.

Ba tháng viên mãn, lễ Tự tứ trang nghiêm. Lòng người xen lẫn giữa niềm hỷ lạc từ sự nỗ lực công phu, cùng với một hứa hẹn sẽ cố gắng nhiều hơn để khắc phục những gì mình còn yếu kém. Lễ Tự tứ vừa xong và ba tháng An Cư cũng đã khép lại, nhưng không sao khép được lòng ngập tràn lạc an trong dòng người lặng lẽ ra về. Hình bóng chúng tăng thanh tịnh cứ lặng thầm mãi trong sâu thẳm rồi chuyển hóa nội tâm. Để rồi từ đó, sự lóng lặng tột cùng của nội tâm sẽ tỏa sáng, song hành cùng chúng ta trong mọi lúc, mọi nơi để xoa dịu, sưởi ấm cho những mảnh đời còn nhiều đau khổ. Chúng con đã có được một mùa An cư như thế! Và cứ như thế, mùa Kiết hạ An cư không chỉ là ba tháng, mà sẽ đi suốt trong ai xoay lại nơi chính nguồn tâm mình.

T. Tâm Hạnh

Gá thân mộng
Dạo cảnh mộng
Mộng tan rồi
Cười vỡ mộng

Ghi lời mộng
Nhắn khách mộng
Biết được mộng
Tỉnh cơn mộng

HT Thích Thanh Từ
a

Bài đọc nhiều nhất

Thống kê truy cập

1249610
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
880
3690
25303
1199158
25303
109310
1249610