Thứ Năm 19/9/2024 -- 17/8/2024 (Âm lịch) -- 2568 (Phật lịch)
Cái tôi hoàn lại đất trời, trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh. Chẳng rời trước mắt thường lặng trong, Còn tìm liền biết anh chưa thấy

Tại sao chúng ta phải ngồi thiền

Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được. Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi. Tuy nhiên trong số bốn oai nghi đó, các Thiền sư nói chỉ có ngồi là thù thắng hơn cả.

 

 

 

Xem tiếp...

Yếu chỉ Thiền tông ( Phần 1)

I. MỞ ĐỀ.
Thiền tông có một lối chỉ dạy quá độc đáo, khiến độc giả đọc sách thiền phải ngơ ngác, không tìm ra manh mối nghĩ suy, như người vớ tay vào tấm vách sắt không có chỗ để bám. Thật tình chủ yếu Thiền tông không muốn người học mắc kẹt vào ngôn ngữ bên ngoài, cũng không rơi vào tâm suy lự bên trong. Thiền sư chỉ thẳng, người học phải trực giác trực nhận, vừa mắc kẹt ngôn ngữ đã cách xa ngàn dặm, rơi vào suy tư đã cách xa bằng mấy năm ánh sáng. Phút giây tham vấn giữa Thiền khách với Thiền sư là phút xổ cờ khai trận.

 

Xem tiếp...

Thiền tông Việt Nam cuối TK 20

Nói đến Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20 là nói đường hướng tu thiền của Tu viện Chân Không (1970-1986) ngày trước, hay của Thiền viện Thường Chiếu… hiện nay (1974-1991…) do chúng tôi (Thích Thanh Từ) chủ trương hướng dẫn. Chúng tôi không theo các tông phái chi nhánh Thiền tông Trung Hoa sau này, như tông Tào Động, Lâm Tế, Qui Ngưỡng, Vân Môn, Pháp Nhãn. Chúng tôi chỉ kết hợp ba cái mốc quan trọng trong dòng lịch sử truyền thừa Thiền tông từ Trung Hoa đến Việt Nam. Mốc thứ nhất là Nhị tổ Huệ Khả, mốc thứ hai là Lục tổ Huệ Năng, mốc thứ ba là Sơ tổ Trúc Lâm. Hòa hội chỗ thấy, chỗ ngộ và sự ứng dụng tu hành của ba vị Tổ này thành phương pháp tu thiền trong các Thiền viện chúng tôi.

Xem tiếp...

Cội nguồn thiền tông

Phăng tìm nguồn gốc Thiền tông chúng ta thấy rõ nó xuất phát từ đức Phật Thích-ca Mâu-ni một cách cụ thể, không còn gì phải ngờ vực. Lý do xuất gia của Ngài do mang nặng một nghi vấn về “thân phận con người”. Đến khi giác ngộ là giải đáp toàn vẹn nghi vấn ấy bởi Trí tuệ vô sư của mình. Do đó, Ngài dõng dạc tuyên bố: “Ta học đạo không thầy.” Sự giác ngộ của đức Phật là do Ngài khéo khơi dậy được Trí tuệ vô sư bằng cách thao thức trăn trở bởi một nghi vấn, khiến chết dần những tâm niệm lăng xăng tản mạn, cộng thêm chuyên tâm lắng sâu vào thiền định, khiến vọng tưởng bặt dứt. Thấu suốt được toàn bộ kiếp người từ thuở trước kia đến hiện tại và mai sau, cho đến biết tận tường lý do gì khiến con người có mặt, lý do gì dứt sạch sự tái sanh, đây là chỗ giác ngộ và giải thoát hoàn toàn của đức Phật.
Bởi thế, hầu hết người Phật tử đều tự hào đạo Phật là đạo giác ngộ, đạo giải thoát. Song giác ngộ thế nào, giải thoát cái gì, thì ít ai thấu hiểu. Nếu không hiểu được cái cốt lõi đó, đâu xứng đáng là người Phật tử. Muốn thấu đáo tận nguồn gốc này, chúng ta phải ngược dòng lịch sử, phăng tìm lý do nào Thái tử Tất-đạt-đa đi tu.

 

Xem tiếp...

Gá thân mộng
Dạo cảnh mộng
Mộng tan rồi
Cười vỡ mộng

Ghi lời mộng
Nhắn khách mộng
Biết được mộng
Tỉnh cơn mộng

HT Thích Thanh Từ
a

Bài đọc nhiều nhất

Thống kê truy cập

960532
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
3036
2683
17676
925575
56300
94336
960532